Dạy trẻ tính kỷ luật: Không khó! (phần 2)

1348

Dạy trẻ tính kỷ luật không khó như mọi người vẫn nghĩ

Đối với trẻ nhỏ, mọi hình thức la mắng, đòn roi chỉ làm cho trẻ có cảm giác sợ hãi và làm theo ý bạn trong giai đoạn tức thời. Vậy làm thế nào để dạy trẻ tính kỷ luật trong mọi trường hợp, trẻ sẽ làm theo như một thói quen, một điều nên làm trong suy nghĩ của trẻ. Bạn hãy cùng chudep.com.vn tìm hiểu thêm về cách dạy trẻ tính kỷ luật trong những tình huống cụ thể dưới đây nhé.

  1. Dạy trẻ tính kỷ luật khi chơi

Chơi với bạn như thế nào cũng cần mẹ phải hướng dẫn cho trẻ. Trẻ có thể đang chơi hòa thuận và rất vui vẻ với bạn nhưng quay đi quay lại đã thấy khi thì con giật đồ chơi của bạn, khi thì đang cố gắng giằng co chiếc bút chì màu của bạn. Và nếu không giành được thì khóc và chạy lại mách mẹ. Vậy mẹ phải làm gì để dạy trẻ tính kỷ luật? Mẹ hãy chỉ cho bé thấy hành vi của con như vậy là không được và có thể nói với bé rằng: Có vẻ như con không muốn chơi với bạn nữa đúng không? Vậy thì hãy đứng lên và ra chỗ khác.

Nhiều trường hợp, bé còn dùng chính con búp bê mà hai bạn vừa giành nhau để đánh vào đầu bạn. Những lúc như vậy, mẹ cần tách hai bạn, để mặc cho bé chơi một mình. Điều đó sẽ khiến bé hiểu rằng, nếu bé còn làm như vậy thì sẽ không có ai còn chơi cùng bé nữa.

Dạy trẻ tính kỷ luật
Dạy trẻ vui chơi hòa thuận cùng nhau
  1. Dạy trẻ tính kỷ luật trong lời nói

Khả năng học hỏi và bắt chước của trẻ là rất nhanh. Ưu điểm này đôi khi khiến bố mẹ lo lắng vì dù ở nhà con được giáo dục tốt đến đâu mà khi ra ngoài xã hội, giao tiếp với bạn bè, con vẫn rất dễ học những thói hư, tật xấu. Ăn nói trống không với người lớn là một ví dụ điển hình. Nhưng ngoài nguyên nhân do ngôn ngữ của con chưa chuẩn, một yếu tố quan trọng khác đó là do trẻ chưa nhận thức được điểm khác biệt khi giao tiếp với người lớn và với bạn bè.

Vậy mẹ phải làm gì để dạy trẻ tính kỷ luật? Mẹ cần nhấn mạnh cho con biết cách diễn đạt một câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ; cách sử dụng các từ ngữ lịch sự và luyện tập thật nhuần nhuyễn cho trẻ. Sau đó, bạn có thể quy định với con, nếu con nói trống không với mẹ, mẹ sẽ không thực hiện các yêu cầu của con. Đồng thời, mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con và yêu cầu trẻ diễn đạt lại. Và tất nhiên, mẹ sẽ không có lý do gì để từ chối nếu con đề nghị lịch sự rằng:  “Mẹ ơi, mẹ cho phép con chơi ở ngoài sân nhé”.

Nếu con bạn mắc lỗi nói trống không với những người lớn khác thì ngay lúc đó, mẹ hãy yêu cầu con sửa lại kèm theo một lời xin lỗi. Hoặc là mẹ có thể xin lỗi thay trẻ và không quên nhắc nhở con khi chỉ có hai mẹ con. Đôi khi việc này cũng cần một sự kiên nhẫn bởi con vẫn là một “tân binh” trong nghệ thuật giao tiếp.

Dạy trẻ tính kỷ luật
Dạy trẻ cách giao tiếp với mọi người

Dạy trẻ tính kỷ luật không khó, chỉ cần bậc phụ huynh dành chút thời gian lắng nghe, kiên nhẫn với bé, chudep.com.vn tin chắc các bé sẽ trở nên ngoan hơn và yêu quý mọi người trong gia đình.