Làm sao để dạy trẻ nhận lỗi

1533

Dạy trẻ nhận lỗi, điều tất yếu để giúp bé trở thành con người trung thực

Trẻ con thường hay hiếu động, chúng vui chơi hồn nhiên nên chuyện làm đỗ vỡ hay phá phách vật dụng gì đó trong gia đình là chuyện không thể tránh khỏi. Cho dù món đồ bị làm hư đó là rất nhỏ thì cha mẹ cũng nên dạy trẻ nhận lỗi và biết cách sửa sai. Một việc làm nhỏ thế thôi, cha mẹ đã có thể dạy cho bé đức tính trung thực cũng như biết được những điều mình được phép làm và không được phép làm. Để từ đó, việc học tập cũng như làm theo những quy tắc trường đối với bé sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận lỗi khi mắc lỗi ? Hãy cùng chudep.com.vn tìm hiểu nhé.

Có một sự thật là khi trẻ còn nhỏ thì rất khó để trẻ ghi nhớ và tuân thủ tất cả những nội quy và quy định. Trẻ rất cần bạn, những người đã trưởng thành hướng dẫn để trẻ có thể thực hiện các quy tắc, cũng như chỉ cho trẻ cách phải sửa lỗi như thế nào. Đó cũng là cơ hội để bạn trang bị cho bé những kỹ năng xử lý tình huống cần thiết.

Vậy mẹ phải làm gì để dạy trẻ nhận lỗi? Trước hết mẹ phải thật bình tĩnh, tránh quát tháo hay là áp dụng những hình phạt với trẻ khi trẻ mắc lỗi mà hãy chỉ cho con thấy hậu quả con vừa gây ra và cách khắc phục hậu quả đó như thế nào.

Dạy trẻ nhận lỗi
Dạy trẻ nhận lỗi

Ví dụ như: khi thấy trẻ dùng bút màu vẽ nhằng nhịt lên bức tường nhà trắng tinh. Mẹ cần dạy trẻ nhận lỗi bằng cách nghiêm khắc phê bình trẻ: “Con được phép vẽ ở đâu? Bức tường có phải tờ giấy để con vẽ bẩn lên không? Bây giờ con định làm thế nào?”. Sau đó yêu cầu trẻ tự lấy giẻ để lau những vết màu mà con vừa mới vẽ lên. Có thể mẹ vẫn phải làm sạch lại giúp con nhưng quan trọng là con đã biết khi con gây ra lỗi thì con phải chịu trách nhiệm về nó.

Như vậy là bạn đã dạy trẻ nhận lỗi mà hoàn toàn không cần áp dụng bất cứ một biện pháp trừng phạt nào đối với con cái của mình. Cách dạy trẻ nhận lỗi này có thể áp dụng với hầu hết các trường hợp, chỉ với 3 bước đơn giản:

  1. Chỉ bé chỗ sai
  2. Hướng dẫn bé làm như thế nào là đúng
  3.  Hướng khắc phục lỗi sai của mình

Đặc biệt hơn, nếu bạn dạy cho con cách xử lý tình huống tốt thì không lâu nữa em bé của bạn sẽ luôn hành động có ý thức và tự lập trong cuộc sống.