Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Thông thường hệ miễn dịch của trẻ em khá yếu, nhất là đối với các bé nhỏ hệ thống này chưa được hoàn thiện nên việc mắc phải các căn bệnh về tiêu hóa là điều rất hay xảy ra. Một trong số đó bệnh kiết lỵ là bệnh loại bệnh mà trẻ em rất thường hay gặp phải. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn nên nếu phụ huynh không biết chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể rất nhanh chóng trở nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Trong bài này, Chudep.com.vn gửi đến bậc phụ huynh những kiến thức liên quan đến bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
- Kiến thức tổng quan về bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella là loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân, vì vậy nếu trẻ không được vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi cầu, tay sẽ bị nhiễm trùng và vi khuẩn sẽ truyền đi và gây bệnh. Ở nước ta, loại bệnh này rất dễ trở thành dịch vào những tháng thời tiết nắng nóng. Bệnh tiêu chảy kiết lị thường xảy ra vào tháng 6, tháng 7.
- Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em
+ Ở trẻ sơ sinh: bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ sơ sinh mọc răng vì lúc này sức đề kháng của trẻ giảm mạnh, khiến trẻ khó chịu, chán ăn, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
+ Ở trẻ mẫu giáo: trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ vì thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các loại enzyme tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi và đi phân lỏng.
+ Thức ăn: Bệnh này lây chủ yếu qua các loại thức ăn – nước uống bị ôi thiu hoặc do tiếp xúc với các côn trùng mang mầm bệnh trong đó ruồi là loại trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm. Khi trẻ uống, ăn phải nguồn nước và thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc dùng tay bẩn (nhiễm khuẩn) để bốc thức ăn thì khả năng trẻ đưa vi trùng gây bệnh vào đường ruột làm gia tăng khả năng mắc bệnh kiết lỵ của trẻ.
- Triệu chứng thường gặp của bệnh kiết lỵ:
+ Giai đoạn đầu: trẻ bị đi phân lỏng và chảy nước. Tình trạng tiêu chảy do bệnh kiết lị không có triệu chứng nôn ói nhiều mà chủ yếu là đau bụng và mót rặn
+ Giai đoạn phát bệnh: trẻ em sau 24 giờ bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần, lúc này phụ huynh sẽ thấy phân bé có dịch nhầy và máu. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đai tràng và viêm ruột thừa.
- Cần làm gì khi trẻ bị bệnh kiết lỵ
+ Khi phát hiện những triệu chứng trên, phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ gần nhất. Việc được điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ giúp bé tránh được các biến chứng gây ra do mất nước.
+ Dùng Oresol đúng cách để bù nước cho trẻ bị kiết lị
+ Mỗi khi trẻ đi cầu, bạn nên giữ vệ sinh kĩ lưỡng.
- Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Bệnh có tính nguy hiểm cao nhưng cách phòng chống cho trẻ khá đơn giản, phụ huynh chỉ cần chú ý các bước sau đây:
+ Cho trẻ “ăn chín, uống sôi”
+ Hướng dẫn và luôn nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay – lau khô trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Thức ăn dù sống hay chính, nếu chưa chế biến – sử dụng thì cần đậy kĩ để tránh ruồi nhặng hoặc các con vật truyền bệnh.
+ Vệ sinh sạch sẽ nhà vệ sinh và thu gom – vứt rác đúng nơi quy định.
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, vui chơi, ăn uống của trẻ
+ Trước khi cho trẻ uông thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phải cho trẻ ăn no trước khi uống.
Đảm bảo cho bé có một sức khỏe tuyệt với là mong muốn của tất cả bà mẹ. Chudep.com.vn chúc các mẹ và bé luôn vui khỏe và đón chào những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.