Cách chữa mồ hôi trộn tại nhà cho bé yêu cực hiệu quả
Cách chữa mồ hôi trộn tốt nhất là giảm bớt lượng mồ hôi thoát ra trong ngày cho trẻ. Trẻ ra quá nhiều mồ hôi thường hay bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc và hay bị giật mình nên khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng điều trị bệnh này cho trẻ như thế nào là hợp lý.
- Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộn
+ Đối với trẻ sơ sinh thì việc ra mồ hôi nhiều là do hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, hiện tượng này sẽ giảm và hết hẳn khi trẻ lớn hơn.
+ Đối với trẻ nhỏ thì sự rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng là nguyên nhân gây nên chứng ra hồi hôi nhiều.
+ Sự thiếu hụt vitamin D do chế độ chăm sóc và dinh dưỡng không hợp lý. Trường hợp bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin D.
+ Ủ ấm cho trẻ quá mức: vì lo lắng bé bị nhiễm lạnh nên các mẹ thường quấn con quá kỹ trong khăn, mền cũng khiến bé nóng nực mà ra nhiều mồ hôi.
+ Không gian phòng ngủ: phòng quá chật hẹp hoặc đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng cũng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn.
- Cách chữa mồ hôi trộn
+ Với trẻ ra mồ hôi do thiếu vitamin D, cha mẹ cần bổ sung ngay cho trẻ bằng cách thường xuyên tắm nắng ( từ 7h đến 8h sáng trong khoảng 15 phút) hoặc uống thêm vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.
+ Với trẻ ra mồ hôi nhưng vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần thường xuyên tắm rửa và lau khô cơ thể bé.
+ Giữ cho bé luôn được mát: cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi (không đắp quá nhiều chăn) đồng thời tạo không gian chỗ ngủ thoáng mát là được.
+ Khi bé ngủ, có thể đắp sau lưng bé một chiếc khăn xô để thắm mồ hôi (thay khăn mới trong khoảng thời gian 30 phút- 1 tiếng) sẽ giúp trẻ không bị cảm lạnh đồng thời hạn chế hiện tượng mồ hôi bị hấp thu ngược lại trong cơ thể.
+ Hạn chế cho trẻ vui chơi hoặc ra ngoài lúc thời tiết nắng nóng nếu không cần thiết.
+ Bổ sung nước: cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi qua đường mồ hôi. Trước giờ đi ngủ không nên cho trẻ đùa nghịch nhiều vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.
+ Bổ sung cho trẻ các món ăn thanh nhiệt, giúp giảm tiết mồ hôi như: cháo trai đồng, cháo sò- hến, cháo nếp cẩm, chè đậu xanh…
Trường hợp trẻ ra mồ hôi nhưng không kèm cái dấu hiệu bệnh lý như: cảm sốt, viêm đường hô hấp…phụ huynh chỉ cần áp dụng các biện pháp trên thì lượng mồ hôi của bé sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên nếu đã dùng nhiều cách mà bệnh thuyên giảm đồng thời kèm theo ho, sốt thì phụ huynh cần đứa bé đến ngay bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị được hiệu quả hơn.