Những triệu chứng và cách chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

967
bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Cách hiệu quả chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà

Tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, nếu bệnh nhẹ các mẹ có thể dễ dàng chữa trị dứt điểm cho bé trong thời gian ngắn. Sau đây là nguyên nhân, triệu chứng và cụ thể cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em mà các mẹ có thể áp dụng trong trường hợp bé nhà mình đang bị bệnh này.

  1. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở trẻ em

+ Tiêu chảy là bệnh đường ruột do vi-rut, vi khuẩn gây ra. Nếu điều trị tốt bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần là dứt điểm. Khi mắc bệnh cơ thể của bé sẽ bị sốt, đau bụng đi kèm với buồn nôn, ói mửa gây mất nước trong cơ thể người bệnh.

Sự lây nhiễm từ vi rút như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và ký sinh trùng như Giardia là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Ngoài các triệu chứng trên, trẻ sẽ đi phân lỏng do dạ dày ruột bị vi-rút tấn công gây viêm nhiễm.

Quá trình điều trị vi-rút viêm dạ dày ruột sẽ kéo dài từ 5-14 ngày tùy độ tuổi và sức đề kháng của bé. Lúc này điều quan trọng nhất là phải ngăn ngừa mất nước trong cơ thể bé bằng:

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ là một giải pháp bổ sung nước cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Nước lọc và các loại nước chứa kali, kẽm và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho bé.

+ Người lớn và trẻ em đều có thể bị tiêu chảy do sử dụng các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh. Các nghiên cứu cho thấy sữa chua bằng vi khuẩn sống hoặc chế phẩm sinh học có thể giúp giảm tiêu chảy do dùng kháng kinh.

+ Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng sẽ xuất hiện một cách nhanh chóng (tiêu chảy, nôn mửa) và cơ thể thường khỏe lên trong vòng 24h.

Hiện tượng chứng tỏ cơ thể bé đang mất nước và cần đưa ngay đến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả cho bé:

+ Cơ thể mệt, chóng mặt, miệng khô, da khô- lạnh

+ Nước tiểu vàng đậm hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu.

+ Khóc ít nước mắt hoặc không có

+ Bị tiêu chảy, sốt kéo dài hơn ba ngày

+ Ói mửa chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng đẫm lẫn máu (bé dưới 6 tháng tuổi).

+ Đi phân có lẫn máu

bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Khi bé có dấu hiệu tiêu chảy liên tục kèm sốt cần đưa ngay tới bác sĩ
  1. Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà

Khi chăm sóc bé phụ huynh cần chú ý khi trẻ đi ngoài bằng phân lỏng hơn 3 lần/ngày chứng tỏ bé đã bị tiêu chảy. Các mẹ thường mắc sai lầm vì cho rằng nếu uống nhiều nước thì tình trạng tiêu chảy của bé trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bé đang bị tiêu chảy thì cần được uống nước càng nhiều càng tốt cho đến khi ngừng tiêu chảy, bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp trẻ thay thế chất dịch bị mất trong quá trình tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vì tình trạng mất nước có thế dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

+ Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột càng nhiều càng tốt.

+ Đối với vé hai tuổi trở lên: cách 20 phút cho bé uống một nửa cốc nước. Có thể chia nhỏ phần nước cho bé uống

+ Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp dinh dưỡng

+ Nên tránh các đồ uống có nhiều đường như nước trái cây, đồ uống có gas

+ Vệ sinh kĩ cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Chudep.com.vn hy vọng bài viết này sẽ giúp phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn khi bé bị tiêu chảy!