Các cách điều trị rôm sảy ở trẻ em cực hiệu quả

1186
bệnh rôm sảy ở trẻ em
cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em

Một vài kinh nghiệm trị rôm sảy ở trẻ em tại nhà

Rôm sảy ở trẻ em là bệnh thường xảy ra trong những ngày thời tiết nắng nóng làm cơ thể của trẻ rất khó chịu. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể nhưng nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng da. Vậy phụ huynh cần làm gì để điều trị rôm sảy ở trẻ em nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  1. Nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy là hiện tượng bề mặt da bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Vào mùa hè hay những ngày oi bức các mao mạch trên da sẽ giãn ra làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, nếu bị tắc nghẽn (không thoát hết) sẽ ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da, khi bụi bẩn – vi khuẩn xâm nhập sẽ làm da nổi lên các nốt viêm (hay gọi là rôm sảy). Những vùng da mồ hôi tiết khá nhiều như: lưng, ngực, trán, cổ…Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ do da bé rất mỏng và nhạy cảm với môi trường xung quanh.

  1. Các triệu chứng rôm sảy ở trẻ em

+ Xuất hiện các mụn nước dưới da

+ Cơ thể nổi mẩn đỏ và ngứa

+ Bé khóc nhiều, bứt rứt, khó chịu

bệnh rôm sảy ở trẻ em
Rơm sảy là hiện tượng bề mặt da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập
  1. Cách điều trị rôm sảy ở trẻ em

Những vấn đề mà phụ huynh cần xử lý nhanh khi trẻ bị rôm sảy là giảm bớt cảm giác khó chịu và mẩn ngứa trên da của trẻ.

  • Cách làm mát da, xoa dịu cảm giác khó chịu của bé

Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng làm mát hoặc cung cấp chất kháng sinh tự nhiên như: lá kinh giới, rau sam, sài đất, mướp đắng, lá khế, lá trà xanh… Tuy nhiên cần rửa sạch, ngâm lá qua nước muối (hoặc thuốc tím) để loại bỏ vi khuẩn gây hại hoặc lông tơ trên lá (có thể gây kích ứng da). Bé sau khi tắm bằng xà phòng, các mẹ có thể cho bé tắm qua nước ấm có pha các loại lá trên (lá được rửa thật sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt) rồi rửa sạch lại với nước trắng.

  • Giảm nóng bên trong cơ thể

Thanh nhiệt cơ thể cho trẻ bằng các thức uống như: cam, chanh (nhiều vitamin C), nước rau má, mía lau, trà atiso..hoặc các loại chè đậu như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây…giúp làm mát và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.

  • Bảo vệ da trẻ, tránh trầy xước

+ Cảm giác ngứa gấy như kim châm khi bị rôm sảy khiến trẻ rất khó chịu. Để giảm ngứa, bé sẽ gãi liên tục mà không quan tâm da có bị trầy xước hay không, việc này nếu để lâu có thể gây viêm và nhiễm trùng da. Để giảm tổn thương trên da phụ huynh cần đeo bao tay (trẻ nhỏ) – thường xuyên vệ sinh và cắt móng tay cho bé.

+ Không dùng sữa tắm người lớn cho bé vì độ kiềm trong sữa khá cao dễ làm da bé bị khô, tăng tình trạng viêm nhiễm và rôm sảy.

+ Không nên massage cho bé bằng tinh dầu (dầu dừa, dầu oliu) trong những ngày hè nóng nực.

  • Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ

+ Luôn giữ cho bé khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa và cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi tốt (vải cotton).

+ Tạo cho bé không gian và môi trường sống thông thoáng, mát mẻ như: mở của sổ, sử dụng quạt, máy điều hòa với nhiệt độ thích hợp…

+ Hạn chế cho trẻ đi nắng. Nếu đi ra ngoài cũng cần chống nắng cho bé: đội nón, mặc áo dài tay.

bệnh rôm sảy ở trẻ em
Thường xuyên làm mát và vệ sinh cơ thể bé

Lưu ý: Nếu phụ huynh đã làm nhiều cách mà tình trạng rôm sảy của bé không giảm đi thì bạn không nên cố tiếp tục xử lý tại nhà mà nên đưa trẻ tới bác sĩ để có được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đừng để đến khi tình trạng các nốt mụn của bé bị nhiễm trùng, gây mủ mới đưa con đi khám thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và khó khăn hơn.