Cách nhận biết bệnh thiếu máu ở trẻ em

1157
Cách phòng tránh bệnh thiếu máu ở trẻ em

Làm sao để phòng tránh bệnh thiếu máu ở trẻ em

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là một trong những bệnh khó phát hiện nhất bởi nó không gây ra những triệu chứng rõ ràng và thể hiện nhiều ra ngoài. Tuy nhiên thiếu máu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày và học tập của các bé. Bé thường hay mệt mỏi, lười vận động, không thích vui chơi thoải mái cùng gia đình, bè bạn. Do đó, phụ huynh cần chú ý thể trạng của trẻ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

  1. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em

Bệnh thiếu máu ở trẻ em được biết đến là tình trạng trẻ có lượng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn so với mức bình thường. Hồng huyết cầu đóng vai trò rất quan trọng, chúng vận chuyển oxy để đưa máu đến khắp tất cả các tế bào, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy nếu hàm lượng hồng cầu ít đi sẽ dẫn đến việc thiếu máu trong cơ thể. Những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hồng cầu:

+ Nguyên nhân di truyền: sự bất thường trong cấu tạo hồng huyết cầu chủ yếu do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ quá yếu. Có một số bệnh di truyền cũng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu.

+ Nguyên nhân dinh dưỡng: thiếu hồng cầu có thể do thực phẩm trẻ ăn hàng ngày thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt… Trong số đó thì thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Những trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc trong giai đoạn trên 1 tuổi rất dễ bị thiếu máu.

bệnh thiếu máu ở trẻ em
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của trẻ
  1. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ em

Phụ huynh cần lưu ý nếu bé nhà mình đang gặp phải một trong những triệu chứng sau đây:

+ Màu sắc da: vùng da ở niêm mạc trở nên nhợt nhạt, khi kiểm tra lòng bàn tay của bé thì có màu nhợt tái chứ không phải màu hồng như bình thường.

+ Trẻ thường bị mệt mỏi, khó chịu, không thích vui chơi ngoài trời cùng các bạn đồng trang lứa. Có thể trẻ sẽ biếng ăn và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

+ Đối với các bé nhỏ thì hay quấy khóc, khó chịu, dễ cáu gắt, không thèm bú.

+ Trẻ trở nên biếng ăn, thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.

+ Trẻ thở nhanh, thở dốc do nhịp tim đập khá nhanh. Điều này xảy ra do cơ thể thiếu máu, nguyên liệu đóng vai trò chuyên chở oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.

+ Tóc mọc thưa và rất dễ gãy rụng.

+ Móng tay và móng chân dễ gãy ngang, không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.

triệu chứng bệnh thiếu máu ớ trẻ em
Trẻ thở nhanh, thở dốc do nhịp tim đập khá nhanh
  1. Biện pháp chữa trị và phòng ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em

Để biết chính xác kết quả phụ huynh nên cho trẻ đi xét nghiệm lượng hồng cầu trong máu khi phát hiện bé có những triệu chứng nêu trên. Cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp điều bệnh hiệu quả nhất.

+ Do dinh dưỡng: sau khi xác định thiếu máu do thiếu chất sắt thì phụ huynh chỉ cần bổ sung dưỡng chất trong chế độ ăn hằng ngày của bé đồng thời uống thuốc bổ sung chất sắt là được. Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn như: thịt bò, tim, cá, cua, đậu, rau xanh, trái cây chín…

+ Do di truyền: nếu thiếu máu do bệnh lý hoặc di truyền thì cần sự chỉ định của bác sĩ sẽ xem xét là có nên truyền máu hay không. Đôi khi, cơ thể trẻ không thể sinh ra hồng cầu nhanh chóng, vì vậy truyền máu cho trẻ là một giải pháp cần thiết.

Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe để đón chào ngày mới với những điều tuyệt với nhất.