Các nét cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt
Chữ cái Tiếng Việt được cấu tạo từ các nét cơ bản khác nhau. Hai loại nét chính bao gồm:
- Nét thẳng: nét thẳng đứng | , nét ngang _ , nét xiên / ,
- Nét cong: cong hở (cong hở phải , cong hở trái, cong khép kín )
Tuy nhiên trong hệ thống chữ La tinh ghi âm vị, Tiếng việt ngoài ra các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư, những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ với nhau.
Việc cải tiến chữ cái (kiểu chữ CCGD) bằng các lượt bỏ các nét dư thừa làm việc kết nối giữa các chữ cái trở nên lỏng lẻo, mặt khác các chữ này khi viết sẽ không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm. Ví dụ chữ “anh”.
- Nét phối hợp: trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ các quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. Chắng hạn chữ cái “a” ta phân tích thành 2 nét: nét cong kín (O) và nét móc phải.
Với các xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu. Sau đây là các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và viết chữ cái Tiếng Việt.
- Nét móc: nét móc xuôi – nét móc ngược – nét móc hai đầu
- Nét cong: nét cong hở trái – nét cong hở phải – nét cong kín
- Nét thắt: nét thắt trên – nét thắt giữa
- Nét khuyết: nét khuyết trên – nét khuyết dưới
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự, cấu tạo từ các nét tương đồng sẽ giúp việc dạy viết cho các em trở nên đơn giản hơn. Sau đây là sắp xếp nhóm các chữ cai theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
- Nhóm 1: chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x
- Nhóm 2: nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
- Nhóm 3: nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, n , m
- Nhóm 4: nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong có nét phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y
- Nhóm 5: nhóm chữ cái có nét phối hợp là nét thắt: s,r, v
Về cơ bản cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài tập luyện viết trong vở của các em. Chúc phụ huynh thành công trong quá trình giảng dạy và giúp chữ viết của các em ngày càng đẹp hơn.