Một số kĩ năng về tư thế ngồi, để vở, cần bút và luyện tay khi luyện viết chữ đẹp ở tiểu học
Khi luyện viết chữ đẹp ở tiểu học, điều quan trọng là giúp tăng niềm say mê, hứng thú luyện chữ cho trẻ. Để bé không cảm thấy chán nản hay mệt mỏi trong những giờ tập viết, thì ngay từ đầu phụ huynh cần hướng dẫn các bé những kĩ năng luyện viết đúng giúp bé ít cảm thấy đau tay, hay mỏi lưng mỗi khi viết chữ. Sau đây là vài kĩ năng cơ bản cần thiết cho quá trình luyện viết chữ đẹp ở tiểu học:
- Tư thế ngồi
Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái. Mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái.
- Cách để vở:
Vở để hoàn toàn trên mặt bàn, để mở không gập đôi, hơi nghiêng sang trái khoảng 15 độ.
Cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Ngón giữa ở dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía dưới, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay. Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay.
Khi viết phụ huynh cần nhắc bé không nên tỳ mạnh và bút chỉ nên viết theo một chiều
- Bút để xuống vở
Bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 45 độ nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống.
- Luyện tay tập một số nét cơ bản
Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo hướng lên – xuống, sang phải – trái và xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.
Nên cho bé bắt đầu luyện viết từ các nét cơ bản và các chữ viết có cùng nét đó. Phụ huynh có thể cho bé luyện viết theo các chữ mẫu in sẵn, chữ trong vở tập viết giúp bé dễ dàng xách định độ cao, bề rộng con chữ sẽ tạo ra nét chữ rõ ràng và đẹp hơn.