Quy trình cách viết chữ thư pháp đẹp

1592

Các bước để tiến hành luyện tập viết chữ thư pháp

Quá trình luyện tập viết chữ thư pháp thông thường có thể tóm tắt trong 4  chữ: độc, mô, lâm, bối.

  1. Độc

Độc là (đọc) là xem xét kỹ lưỡng chữ mẫu. Độc theo nghĩa rộng cũng là tham khảo các thư thể, tự thiếp, bi thiếp, các mặc tích của cổ nhân hoặc đọc sách luận về thư pháp để nghiên cứu bút pháp, bút thế, kết thể, chương pháp hay nghiên cứu sự tiến hoá của chữ Hán.

  1. Mô và lâm

Mô và lâm tức là giai đoạn thực hành viết chữ thư pháp.

Viết chữ thư pháp
Luyện viết chữ thư pháp
  1. Bối

Bối là bối tụng, là ghi nhớ nằm lòng, giống như “chụp hình” một chữ mẫu vào trong tiềm thức. Khi ta viết chữ đó, dường như nó hiện diện trước mặt ta.

Phương pháp “chụp hình” rất hữu hiệu khi học chữ Hán và luyện viết chữ thư pháp. Ta ngồi kiết già hay bán già, tập trung tư tưởng nhìn một chữ hồi lâu, rồi nhắm mắt lại. Trong khi nhắm mắt, trong đầu ta hiện ra hình ảnh của chữ đó rõ mồn một y hệt như ta đã thấy trước đó. Đồng thời ta dùng ngón tay trỏ vẽ trong không khí chữ đó. Chiêu này gọi là trừu không luyện tự, một độc chiêu mà vua Đường Thái Tông(Lý Thế Dân ) đã dùng để học bút pháp của Vương Hi Chi. Chiêu này rất tuyệt diệu khi ta học chữ hành, nhất là chữ thảo vốn là một thư thể giản ước chữ Hán trong vài nét bút.

Khi hạ thủ công phu, ta phải noi theo thư thể của một đại thư gia nào đó. Thí dụ tập chữ khải, ta có thể chọn Liễu thể , Nhan thể, Âu thể  hay Triệu thể, tức là các thể khải thư của các đại thư gia đời đường như: Liễu Công Quyền, Nhan Chân Khanh, Âu Dương Tuân, hay khải thư của đại thư họa gia đời Nguyên là Triệu Mạnh Phủ.

Ban đầu, ta tập theo các tự thiếp của các đại thư gia trên. Giai đoạn này gọi là nhập thiếp. Khi thuần thục ta phải có nét sáng tạo riêng của chính mình, mang cá tính của mình. Giai đoạn này gọi là xuất thiếp

Mới học thư pháp phải bắt đầu từ chữ khải và phải là trung khải (mỗi chữ khoảng 5×5 cm), đừng luyện tiểu khải. Ta nên luyện Liễu thể và Nhan thể để nét chữ có gân cốt. Khi chữ trung khải của ta đã thuần thục, ta mới luyện tiểu khải và học qua chữ hành, chữ thảo.

Đôi khi vì nôn nóng muốn tốc thành, nhiều người mới học mà vội luyện viết chữ thư pháp ngay chữ hành hay chữ thảo, hậu quả cực kỳ tai hại là nét chữ yếu đuối vì thiếu khí lực và gân cốt. Sau này muốn quay lại với chữ khải thì nét bút đã thành tật, khó sửa chữa.

Viết chữ thư pháp là môn nghệ thuật đỉnh cao của luyện chữ đẹp. Tuy nhiên để viết được chữ đẹp người viết chỉ cần kiên trì rèn luyện, nắm rõ những quy tắc về cách viết chữ thư pháp thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công.