Kiến thức cơ bản về viết chữ thư pháp

3144

Những điều cần biết trước khi học viết chữ thư pháp

Viết chữ thư pháp là môn nghệ thuật viết chữ đẹp, được rất nhiều người quan tâm và yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể tự tay viết được những chữ thư pháp cho riêng mình.

Đầu tiên, các bạn hãy cùng chudep.com.vn tìm hiểu sơ qua về dụng cụ cũng như các cách cầm bút trước khi bắt tay luyện tập môn này nhé!

  1. Dụng cụ viết chữ thư pháp

Văn phong tứ bảo” là 4 vật dụng cụ cần thiết để viết chữ thư pháp: bút, nghiên, giấy và mực

viết chữ thư pháp
Dụng cụ viết chữ thư pháp
  1. Cấu tạo bút viết thư pháp

Bút lông có cấu tạo gồm 2 phần : phần đầu bút và phần cán bút

_ Cán bút chia làm 3 phần: phần trên, phần giữa và phần cận (gần đầu bút). Tùy theo thói quen và tùy theo cách cầm bút người viết có thể sử dụng phần nào cũng được.

_ Đầu bút cũng chia làm ba phần: phần đầu bút, lưng bút và cả bút. Khi viết chữ nhỏ phải sử dụng đầu bút, khi viết chữ to hoặc các điểm nhấn thì sử dụng lưng bút, khi viết chữ to hơn hoặc để vẽ các nét đậm, mạnh, cưng thì sử dụng cả đầu bút.

viết chữ thư pháp
Cách sử dụng đầu bút để tạo nét chữ lớn-nhỏ
  1. Cách cầm bút viết chữ thư pháp:

– Có hai cách cầm bút cơ bản:

+ Bằng không còn gọi là bằng gân – hoặc còn gọi là Không thủ pháp có nghĩa là không chạm tay vào cán bút vào mặt phẳng của bàn hoặc nền.

+ Bằng thịt còn gọi là bằng nhục – hoặc gọi là Nhục thủ pháp có nghĩa là cạnh bàn tay cầm bút hoặc ngón út tì lên mặt phẳng để tìm thế cân bằng cho nét chữ không bị run.

Khác với cách viết thư pháp chữ Hán phải cầm bút bằng gân vì hướng viết từ phải sang trái nên nếu để tay chạm giấy sẽ làm nhòe chữ kế bên nên người nhập môn thư pháp sử dụng cách nào cũng được, miễn sao mình làm chủ được ngọn bút và thể hiện được ý nghĩ của mình mong muốn.

viết chữ thư pháp
Cách cầm bút viết thư pháp
  1. Tư thế viết chữ thư pháp:

Có nhiều tư thế viết thư pháp khác nhau, tuy nhiên ba tư thế phổ biến nhất là:

– Sử dụng bàn (ngồi viết)

– Sử dụng bàn không ghế (đứng viết)

– Sử dụng bàn thấp không ghế (ngồi xếp bằng)

+ Ngoài ra, còn có các tư thế khác: bò nghiên, quỳ gối, đứng viết trên vách. Các tư thế được sử dụng tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện.