Cách cơ bản viết chữ thư pháp đẹp

8561

Những kiến thức về viết chữ thư pháp đẹp cho người nhập môn

Những người mới làm quen với môn nghệ thuật thư pháp thường loay hoay không biết sẽ bắt đầu như thế nào viết được chữ thư pháp đẹp? Để nhanh chóng viết được chữ thư pháp đẹp thì điều quan trọng là nắm được quy tắc các bước căn bản của môn học, thì việc luyện chữ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Giai đoạn bắt đầu học thư pháp chữ Việt bằng bút lông, điều mà hầu hết mọi người đều thấy khó là cách cầm bút sao cho đúng. Khi thành thục cách đưa bút lên xuống một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển thì việc nắm được những quy tắc của môn nghệ thuật sẽ rất đơn giản.

Khi bắt đầu luyện chữ, chúng ta thường có cảm giác áp lực vì những điều mình đang học là hoàn toàn mới. Do loại hình nghệ thuật này sử dụng bút lông và mực mài. Thông thường để học viết chữ thư pháp đẹp sẽ chia thành các 3 bước căn bản khi bắt đầu:

  1. Luyện tập cách cầm bút

Cũng giống như luyện viết chữ đẹp bằng bút máy, khi học viết chữ thư pháp đẹp bằng bút lông cũng phải bắt đầu từ việc cầm bút đúng. “Bút” ở đây hiểu theo nghĩa rộng là công cụ để tạo nên tác phẩm thư pháp, vì thế không hẳn viết thư pháp chỉ sử dụng bút lông mà còn có thể viết bằng bút máy hay dao đục (loại hình thư pháp chữ Việt nhưng chưa đưa vào thực hành vì các thể loại chữ chưa hoàn chỉnh, một trường phái chuyên dành cho Triện khắc).

Ở một khía cạnh khác, bắt đầu học viết chữ thư pháp đẹp từ việc cầm bút sẽ nhắc nhở người viết về cách cầm bút cũng như tư thế viết thư pháp chính xác luôn là một khởi đầu quan trọng. Dù viết thư pháp bằng công cụ nào thì việc lựa chọn loại bút sử dụng sẽ mang tính quyết định cho phương hướng học tập cũng như sáng tác sau này của bạn.

Chữ thư pháp đẹp
Cầm bút đúng giúp viết chữ thư pháp đẹp hơn
  1. Học viết chữ thư pháp đẹp từ việc sao chép

Chép lại, nói bằng thuật ngữ của thư pháp là “lâm mô”. Chép lại, thực chất là đang học tập nét chữ của các vị tiền bối từ xa xưa. Thế nhưng môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt để trải qua giai đoạn “lâm mô” thì cần trải qua giai đoạn cầm bút ổn định các đường nét, ổn định cách ráp ký tự qua các nét căn bản của mỗi bộ ký tự.

Trong thư pháp, việc chép lại cũng quan trọng như sao chép tranh trong hội họa vậy. Thế nhưng, khá nhiều người học thư pháp vì quá nôn nóng nên cố tình bỏ qua giai đoạn này, điều đó là một sai lầm khi nhảy giai đoạn mà chưa có cơ sở căn bản về đường nét.

Vì trước giai đoạn “lâm mô” là giai đoạn thuần thục các đường nét căn bản và phối hợp các đường nét căn bản. Khi “lâm mô” con chữ chính là giai đoạn cảm nhận, tìm hiểu, phân tích các đường nét của từng ký tự cũng như phối hợp các bố cục chữ như thế nào cho hài hòa nhất.

Thư pháp chữ Việt khá phong phú các bộ ký tự do các nhà thư pháp sáng tạo nên, nhưng khi ứng dụng các bộ ký tự này thì chính chúng ta nên tập cách phân tích các đường nét và định hình dần cảm giác về nét khi thực hành.

  1. Học viết chữ thư pháp đẹp bắt đầu từ Chân thư

“Chân thư” hay lối viết chữ chân phương là cách viết từng nét rõ ràng, đầy đủ 3 yếu tố khởi bút, hành bút và thu bút. Các nét tách bạch không nối liền với nhau, cách viết dễ dàng đối với mọi người.

Học lối “chữ chân” thư chính là cách mà chúng ta có thể rèn luyện đầy đủ, đồng thời ôn lại các kỹ thuật căn bản về đường nét của nghệ thuật thư pháp Việt. Sau khi hoàn thiện lối viết “chân thư” này thì chúng ta dần dần đi bút theo các hướng nhanh hơn, biến tấu hơn theo cách của chính mình. Nêu học thư pháp mà bắt đầu bằng lối viết các con chữ nối liền, tốc độ thì sẽ khó hoàn chỉnh các con chữ ký tự sau này vì không có nền tảng căn bản lâu dài.