Thuật ngữ trong tập viết chữ cái tiếng việt

2591
thủ thuật tập viết chữ cái tiếng việt
Những thủ thuật sử dụng trong bộ môn Tập viết

Các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình dạy trẻ tập viết chữ cái tiếng việt

Khi dạy bé tập viết chữ cái tiếng việt tại nhà, để thống nhất về mặt diễn đạt, phân tích sao cho bé hiểu và thực hiện giống với yêu cầu luyện chữ trong trường học, phụ huynh cần sử dụng đúng những từ, thuật ngữ trong bộ môn Tập viết ở Tiểu học sau đây sẽ giúp các bé dễ hiểu hơn đồng thời do có sự thống nhất về cách dạy nên khi tập viết chữ cái tiếng việt trên lớp, bé sẽ làm đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên.

  1. Chữ, chữ cái
  • Chữ: dùng để ghi tiếng, mỗi tiếng được viết thành một chữ.

Ví dụ: Câu “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người” gồm 10 tiếng, ghi bằng 10 chữ.

Giữa các chữ thường có khoảng cách bằng một chữ cái hoặc có gạch nối.

Ví dụ: học sinh, Ê-đê.

Các chữ cái ghép lại thành chữ để ghi tiến phải viết (in) sát nhau với khoảng cách đều đặn, hợp lí, đảm bảo sự lien kết trong một “khối” chữ trông đẹp mắt.

  • Chữ cái: dùng để ghi các nguyên âm và phụ âm.

Ví dụ: Tiếng “học” có âm đầu là “hờ”, âm chính “o” và âm cuối “cờ” được ghi bằng 3 chữ cái h (hát), o (o), c (xê). Xem xét cách dùng chữ cái để ghi âm, ta thấy:

+ Thường thì một chữ cái được dùng để ghi một âm. Ví dụ: a, e, o, u, b, đ, h,…Nhưng nhiều khi phải ghép 2 – 3  chữ cái lại thành một kí hiệu để ghi một âm ( Ví dụ: th, kh, tr, ngh,…). Sở dĩ phải làm như vậy là vì số âm trong Tiếng Việt thì nhiều mà số chữ cái lại ít, không đủ để ghi mỗi âm bằng một chữ cái riêng.

+ Thường thì một âm chỉ có một cách ghi (Ví dụ: âm “bờ” được ghi bằng chữ cái “b”, âm “khờ” được ghi bằng nhóm chữ cái “kh”, âm “ô” được ghi bằng chữ cái ô,…Nhưng do một vài nguyên nhân lịch sử, nhiều khi một âm lại được ghi bằng 2 – 3 cách khác nhau. Ví dụ: âm “ngờ” được ghi bằng “ngh” khi nó đứng trước các nguyên âm: i, ê, e, iê (nghĩ, nghề, nghe, nghiêng) và bằng “ng” khi đứng trước các nguyên âm khác.

+ Chữ cái có kiểu in máy (gọi tắt là chữ in), có kiểu viết tay (gọi tắt là chữ viết). Mỗi kiểu lại có hai dạng là chữ cái thường và chữ cái hoa.

Chú ý: Để dễ dàng hơn, phụ huynh có thể dùng thuật ngữ “chữ” (chữ viết thường, viết hoa) để gọi chung cho các trường hợp: chữ cái (a/ A,b/B), nhóm chữ cái dùng để ghi âm (ch, tr, nh, th,…), chữ ghi tiếng (bé, bánh,…)

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “chữ” để hướng dẫn các bé tập viết chữ cái tiếng việt cũng chỉ mang tính tương đối, song phụ huynh cần lưu ý, không nên lẫn lộn “chữ” với “từ phức” hoặc “tên riêng” (có từ 2 tiếng trở lên).

Ví dụ: Không nên  nói các bé hãy viết 1 lần chữ “Trấn Vũ” mà nên nói các bé hãy viết 1 lần tên riêng (hoặc chữ ghi tên riêng) Trấn Vũ.

  1. Dòng, dòng kẻ (đường kẻ) li

Dòng (thể hiện chữ viết) được hiểu theo nghĩa là khoảng để viết hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hang. Ví dụ: giấy có kẻ dòng, viết vài dòng, chấm xuống dòng,…

Cụ thể trong vở Tập viết của học sinh tiểu học, mỗi dòng viết gồm 5 dòng kẻ ngang (còn gọi là dòng kẻ, đường kẻ), chia dòng viết thành 4 li (mỗi li – khoảng cách giữa hai dòng kẻ – 0,25 cm). Mẫu chữ viết trong trường tiểu học có độ cao tính theo đơn vị (bằng chiều cao chữ cái ghi nguyên âm), tương ứng với li trong vở Tập viết như sau:

+ Chữ viết theo cỡ nhỏ thì chiều cao chữ cai ghi nguyên âm là 1 li (1 đơn vị).

+ Chữ viết theo cỡ vừa thì chiều cao chữ cai ghi nguyên âm là 2 li (1 đơn vị), chữ cái viết thường có chiều cao lớn nhất là  li. Hầu hết chữ cái viết hoa có chiều cao 5 li, riêng hai chữ cái viết hoa G, Y có chiều cao lớn nhất là 8 li.

  1. Rê bú, lia bút

Thuật ngữ rê bút và lia bút được phân biệt như sau:

  • Rê bút:

Rê bút là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. (Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, lien tục trên bề mặt, do vậy giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách).

  • Lia bút:

Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. (Từ lia xuất phát từ ngĩa ném hoặc đưa ngang thật nhanh. Ví dụ: lia mảnh sành, lia đền pin soi khắp một lượt… Vì vậy, khi lia bút, ta phải nhấc đầu bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.

Lưu ý: Trong quá trình dạy trẻ tập viết chữ cái tiếng việt, rèn kĩ thuật nối chữ hoặc viết liền mạch, phụ huynh cần sử dụng các thuật ngữ trên cho chính xác để giúp bé yêu hiểu rõ yêu cầu cũng như thực hành đúng các bước trong quá trình Tập viết.