Những cách tập viết bảng chữ cái tiếng việt cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên đã có thể nhớ và tập viết bảng chữ cái tiếng việt cơ bản. Cha mẹ hãy kiên trì cùng bé làm quen với bảng chữ cái tiếng việt một cách vui vẻ và thoải mái. Vậy làm như thế nào khơi nguồn hứng thú của trẻ khi lần đầu tiếp xúc với nó. Chudep.com.vn xin chia sẽ với cha mẹ 3 phương pháp sau nhé:
- Vừa học vừa chơi:
Cách đơn giản nhất để giúp các bé tập làm quen với bảng chữ cái tiếng việt là học qua đồ chơi, hình ảnh hoặc video. Khi trẻ quá nhỏ ( 2- 3 tuổi) chỉ cần cho trẻ tập đọc “ê a” theo ( phụ huynh đọc và nói trẻ đọc lại), lập lại nhiều lần cho trẻ nhớ và đọc theo. Còn đối với các bé lớn hơn (trên 4 tuổi) chúng ta cần cho trẻ có cái nhìn khái quát hơn các loại nét trong tiếng việt, về bảng chữ cái… Trước tiên thì phụ huynh cần giải thích cho các em bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ? Trong bảng chữ cái chữ như thế nào được gọi là chữ hoa? Chữ như thế nào là gọi là chữ thường? Mục đích cũng như vị trí của hai loại chữ trên trong một đoạn văn là như thế nào rồi sau đó mới tập bé cách viết bảng chữ cái tiếng việt.
Trong bài này chudep.com.vn xin trả lời vắn tắt như sau: bảng chữ cái tiếng việt có 29 chữ, mỗi chữ cái đều có hai hình thức là viết hoa và viết thường. Chữ hoa được dùng để viết tên riêng và ngay sau dấu chấm câu, chữ thường thì dùng trong câu và được viết sau dấu phẩy.
- Tư thế ngồi viết của trẻ:
Thời gian tập viết thường khá lâu, do đó tư thế ngồi đúng là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ không cảm thấy đau lưng, đồng thời bảo vệ cột sống của bé phát triển bình thường.
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.
- Cột sống luôn ở tư thể thẳng đứng, vuông gốc với mặt ghế ngồi sẽ giúp lưng luôn được giữ thẳng. Lưu ý không tì ngực vào bàn.
- Đầu hơi cúi. Khoảng cách từ mắt tới vở khoảng 25 đến 30 cm.
- Tay phải cầm bút nên là tay mà trẻ cảm thấy thuận thuận.
- Tay còn lại tì nhẹ lên mép vở để giữ.
- Hai chân để song song thoải mái, không để 1 chân co, 1 chân duỗi.
- Ánh sáng phải vừa đủ và thuận chuận, chiều từ bên trái sang.
- Cách cầm bút:
Để luyện viết chữ đẹp nhanh chóng thì cách cầm bút cũng rất quan trong.
- Tay thuận cầm chắc bút bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm.
- Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay thuận khi đặt bút.
- Khi viết, dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ, tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.