Mực bút máy mà chúng ta thường hay sử dụng được tạo nên như thế nào?
Cách đây 50 thế kỷ, mực bút máy bắt nguồn từ mực nước được dùng cùng với bút sậy (Ai Cập) và bút lông (Trung Hoa). Loại mực đó có thành phần chủ yếu là than dưới dạng bồ hóng hay muội đèn, dưới dạng huyền phù trong dầu thực vật, hoặc dạng keo động vật, giúp mực không bay hơi khi đã khô.
Cách đây 1700 năm, người Trung hoa đã chế tạo ra mực rắn dưới dạng thỏi hoặc bánh. Khi cần, người dùng chỉ việc cạo lấy một ít mực từ thỏi rồi hòa tan với nước. Ngày nay, loại mực này cùng với cọ và bút tre được sử dụng trong nghệ thuật thư pháp cổ truyền ở Đông Á.
Sau đó, vào thế kỷ 11, người Trung Quốc phát triển phương pháp in bản kẽm với thứ mực đậm đặc hơn. Phương pháp này có thể có trước phương pháp in trượt của Johannes Gutenberg gần bốn thế kỷ.
Ở châu âu các thợ sao chép thời Trung cổ rất chuộng loại giấy làm từ da cừu để lưu trữ văn bản, thế nhưng mực than có nhược điểm là không “ăn” vào da do nhờn. Vì vậy, vào khoảng thế kỷ 19, mực iron gall đã ra đời. Loại mực này được chế tạo từ hỗn hợp muối sắt (Fe II Sulfat) và tannic acid. Khi mực tiếp xúc với giấy da, phản ứng hóa học chậm giữa acid và muối diễn ra, tạo thành một hợp chất màu sậm thấm vào da, nên chữ viết bám vào đó vĩnh viễn. Để giúp mực chảy tốt hơn và bớt loang người ta thêm vào Gum arabic (một loại thickener hòa tan). Nhược điểm của loại mực này là nếu pha không đúng lượng thì mực sẽ chứa nhiều acid ăn mòn ngòi bút hoặc tệ hơn nữa là ăn thủng nơi mực tiếp xúc với tấm da. Vấn đề này tiếp tục gây phiền phức cho những chuyên gia ghi chép tài liệu cổ và cả việc phục hồi những văn bản cổ thời.
Ở Âu châu, bút lông và mực iron gall là tiêu chuẩn cho việc viết tay trong suốt phần lớn thế kỷ 19, được sử dụng trong nhiều tác phẩm văn học và lịch sử quan trọng.
Giữa thế kỷ 19, vừa đúng lúc nền công nghiệp bút máy đang phất lên, thì loại mực bút máy chế tạo từ ammoniac trên cơ sở công nghệ nhuộm aniline bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là tổ tiên của hầu hết các loại mực bút máy hiện nay. Người ta có thể làm ra một dãy màu sắc chưa từng có từ loại mực này, và nó cũng ít ăn mòn giấy bút. Thế nhưng, thiếu sót của nó là dễ phai màu dưới ánh sáng mạnh và cũng dễ lem mực bởi hơi nước, cả màu sắc cũng không được đậm như mực in và mực vẽ.
Trong suốt thế kỷ 20, các nhà làm mực bút máy đã học cách tạo ra thêm các màu mới, như là thêm vào mực những chất mới như chất kháng nấm mốc, chất tẩy và nhiều chất làm đặc hiện đại để cải thiện phẩm chất và tuổi thọ sản phẩm. Những bình mực “cỡ cá nhân” tiêu biểu chứa 60ml. Cỡ bình lớn lỗi thời khi bút bi ra đời, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy loại thật to vintage bằng nhựa, thủy tinh, và thậm chí bằng gốm; và một số nhà sản xuất như Pelikan vẫn bền bỉ bán cỡ mực bút máy này.
Cây bút đầu tiên dùng mực ống (mực bút máy) được JiF Waterman (nhánh độc lập của hãng Waterman ở Pháp) đưa ra thị trường cuối thập niên 30 thế kỉ 20. Từ đó mực bút máy trở nên phổ biến và được sử dụng trong phần lớn những loại bút hiện nay.
Rất nhiều thông tin về mực viết máy sẽ được chudep.com.vn trình bày trong bài: Những điều nên biết về mực viết máy.